Suri xinh đẹp năm nay 16 tuổi. Chào em xinh tươi!

Suri bị bệnh tay chân miệng

Hết tuần này chắc sẽ khỏi thôi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Tất cả những trẻ bị sốt có loét miệng, nổi ban có bóng nước ở lòng bàn tay bàn chân cần phải nghĩ đến bệnh tay chân miệng và nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đối với những trẻ đã được chẩn đoán là bệnh tay chân miệng thì người chăm sóc phải theo dõi sát các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bệnh nặng và phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Các dấu hiệu báo hiệu bao gồm:

   - Sốt cao



   - Quấy khóc liên tục.

   - Khó ngủ hoặc ngủ li bì.

   - Giật mình, hốt hoảng, chới với

   - Run giật tay chân, co giật

   - Nôn ói nhiều; bỏ bú

   - Yếu liệt tay chân

   - Da nổi bông







1. PTV: Thưa Bác sĩ Tuyết Phượng, Bác sĩ có thể cho quí khán giả biết bệnh tay chân miệng là gì và có những biểu hiện như thế nào?

    Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời:

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

Những biểu hiện để nhận biết bệnh tay chân miệng đó là bệnh thường đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bóng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau họng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban ngày không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở vị trí tay chân miệng nên bệnh có tên Bệnh tay - chân - miệng.

           2. PTV: Một số biểu hiện của bệnh tay chân miệng khiến cho người dân thường nhầm lẫn bệnh này với các bệnh thủy đậu, nhiễm trùng da. Vậy làm thế nào để phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh đó, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời:

Bệnh tay - chân - miệng bóng nước nổi ở vị trí đặc trưng ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối, tính chất của bóng nước ở da hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại bóng nước da, không loét.

- Còn thủy đậu:

Bóng nước đầu tiên chứa dịch trong sau 24 giờ hóa đục, bóng nước nhiều lứa tuổi tức có những bóng nước mới mọc xen kẽ với bóng nước đục và bóng nước đóng mài hoặc bong vẩy và mọc rải rác toàn thân chứ không chỉ tập trung ở tay - chân - miệng.

- Còn nhiễm trùng da: sang thương đỏ đau và có mủ và nổi bất kỳ vị trí nào trên da bị viêm chứ không chỉ tập trung ở tay chân miệng như bệnh tay - chân - miệng.

            3. PTV: Xin Bác sĩ cho biết bệnh tay - chân - miệng thường gặp nhất vào mùa nào và nguyên nhân vì sao thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời: bệnh tay - chân - miệng xảy ra quanh năm, thường gặp nhất vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 vì những tháng này nắng nóng thường xảy ra bệnh nhiễm và đồng thời với các hiện tượng tăng các trường hợp nhiễm bệnh khác trong cộng động.

     4. PTV: Như Bác sĩ vừa trình bày thì bệnh tay - chân - miệng xảy ra quanh năm và thường gặp nhất là vào mùa nắng nóng. Vậy bệnh lây truyền như thế nào, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời: bệnh tay - chân - miệng là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền chủ yếu từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt như là ho, hắt hơi… chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây  mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh.

             5. PTV: Bác sĩ có thể cho biết lứa tuổi nào dễ mắc bệnh này nhất và nguyên nhân vì sao?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời: bệnh tay - chân - miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường gặp ở lưới tuổi này vì các trẻ chưa có kháng thể chống lại bệnh này.

            6. PTV: Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì thời gian ủ bệnh là bao lâu và bệnh diễn biến ra sao, thưa Bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời: bệnh tay - chân - miệng: thời gian ủ bệnh thường 3 - 7 ngày. Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virut thường khu trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virut lan đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virut huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virut di chuyển đến niêm mạc miệng và da gây bệnh. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virut bị hủy hoại.

     7. PTV: Trong thời gian qua, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe có nhận nhiều câu hỏi từ các bậc phụ huynh về cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng. Nhân dịp này, Bác sĩ có thể hướng dẫn thêm cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời:

a. Về dinh dưỡng:

- Nếu trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho trẻ bú bình thường.

- Nếu trẻ lớn cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa đầy đủ chất dinh dưỡng và nhu cầu của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước như: nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo…

b. Cách chăm sóc:

- Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da cần vệ sinh cá nhân cho trẻ:

+ Vệ sinh răng miệng: Cho trẻ súc miệng mỗi ngày.

+ Chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày, cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gải.

- Nếu trẻ sốt lau mát bằng nước ấm, có thể cho trẻ uống paracetamol liều 10 - 15mg/kg mỗi 6 giờ.

- Cho trẻ nghỉ ngơi tránh kích thích.

* Và một điều mà các bật cha mẹ cần lưu ý là nên đến cơ sở y tế tái khám 1 - 2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh. Và theo dõi tình trạng chung của bệnh nếu trẻ sốt cao > 390C, thở mệt, giặt mình, run chi, chới với, quấy khóc, bức rứt, yếu chi, da nổi bông thì nhập viện điều trị ngay.

 8. PTV: Thưa quí vị và các bạn, dân gian thường có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho nên phòng bệnh luôn là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy bệnh tay chân miệng cần phòng ngừa như thế nào, xin nhờ Bác sĩ Tuyết Phượng cho quí khán giả biết thêm?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Phượng trả lời:

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu .

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tả lót sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt).

- Che miệng  khi ho và hắt hơi.

- Tránh tiếp xúc thân mật với người bệnh như: hôn, dùng chung dụng cụ….

- Rửa sạch đồ chơi vặt dụng, sàn nhà.

Cách ly cháu bệnh với cháu khỏe, không đến nhà trẻ, trường học trong tuần lễ đầu tiên.

PTV: Quí vị và các bạn thân mến!

Hiện nay, thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay chân miệng chưa có, chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng của bệnh bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ nhằm giảm thiểu tử vong. Quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát, phát hiện sớm các biến chứng và can thiệp kịp thời.


===========================================================================

===========================================================================

===========================================================================


1. Là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra

2. Tại sao lại gọi là bệnh tay chân miệng ? Đây có phải là bệnh mới không ?

Gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng.

Bệnh tay chân miệng không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Tuy nhiên đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này, do trước đây bệnh chủ yếu là tác nhân coxsakie rất lành tính. Gần đây trên thế giới đã phát hiện thêm một tác nhân mới rất nguy hiểm cũng gây ra bệnh này đó là enterovirus 71, tác nhân này nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng não và tim gây tử vong cao và rất nhanh.


3. Bệnh tay chân miệng có liên quan đến bệnh “lở mồm long móng” ở súc vật không ?
Đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau do 2 nguyên nhân khác nhau. Bệnh tay chân miệng do siêu trùng gây ra và chỉ lây từ người sang người, không phải lây từ súc vật sang người


4. Tại sao lại mắc bệnh tay chân miệng ?

Siêu vi trùng gây bệnh có trong nước boït, phân, bóng nước của trẻ bệnh. Siêu vi trùng này có thể bám vào bàn tay, thức ăn thức uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng khi nuốt phải thức ăn, thức uống hay khi ngậm đồ chơi có chứa siêu vi trùng gây bệnh

5. Bệnh thường gặp ở tuổi nào? Và thường gặp ở mùa nảo ?

Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, thường lây nhanh qua đường tiêu hoá ở trẻ sống cùng nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ. Nhưng trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc bệnh.


Theo kinh nghiệm của bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy bệnh xảy ra theo 2 mùa trong nãm, từ tháng 2 đến tháng 4 và sau đó từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.


6. Biểu hiện của bệnh như thế nào ?

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cũng rất dễ nhận biết nếu được chú ý đó là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 – 10 mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng làm trẻ đau và bỏ ăn.

Khi nổi bóng nước trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp.


7. Bệnh có biến chứng không ? Và làm sao để phát hiện sớm biến chứng ?

Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, nhưng nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cõ tim, viêm màng não.

Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hốt hoảng, nói lảm nhảm, chới với run chi, co giật. Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh, yếu tay chân, méo miệng. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

Để phát hiện sớm biến chứng này điều quan trọng là khi thấy trẻ có bệnh tay chân miệng (triệu chứng bóng nước ở tay, chân, miệng) thì cố gắng theo dõi sát trẻ ít nhất 8 ngày để phát hiện ngay các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng và mang trẻ đến bệnh viện. Mặt khác nếu thấy có những triệu chứng bất thường kể trên thì tìm xem trẻ có những bóng nước ở lòng tay, lòng bàn chân, gối, mông không? Nếu có thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Đối với trường hợp không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cố gắng cho trẻ ăn thành nhiều bữa.


8. Bệnh có thể phòng ngừa được không ?

Hiện nay tác nhân enterovirus 71 chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa hiện nay là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống.

• Không nên cho trẻ bệnh đến trường học, nhà trẻ, chợ, hồ bơi.

• Rửa tay bằng xà bông và dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi tiêu.

• Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.

• Bảo đảm chỗ ở thoáng mát.

• Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi mà chất tiết mũi họng của trẻ có thể bám vào bằng dung dịch sodium hypochlorite 0,5%.

• Không dùng chung các đồ dùng ăn uống.

Sự lây truyền sẽ nhiều hơn khi vệ sinh kém và môi trường sống đông đúc.

:: Bố ::

Số lần xem: 18866

Các bài khác:
Hung thần

Dạo này bố phải làm hung thần để đào tạo Suri tự xúc cơm ăn. Hôm nào cũng la mắng, khóc lóc ầm ĩ. Nói chung là đã biết tự xúc hết bát cơm nhưng rất chậm và phải nhắc nhở liên tục. Không biết bao giờ thì vào khuôn khổ như uống sữa đây :(.

Xem tiếp
Đi ăn đám cưới, lạc Suri

Chán bố mẹ! Đi ăn đám cưới mà để lạc Suri. Bố mẹ ngồi ăn, Suri chạy chơi trên sân khấu. Một lúc sau không thấy đâu nữa. Tìm mãi khắp nơi gần 10 phút không thấy đâu. Mãi sau có người bảo có trẻ em bị lạc tận ngoài đường chạy ra thì thấy đang ngồi khóc ở chỗ gửi xe. May chú giữ xe thấy lạc dẫn vào cho ngồi ở chỗ gửi xe. Suri sợ quá khóc quá trời.

Xem tiếp
Đã biết bị phạt

Suri giờ đã biết bị phạt là sao rồi. Hôm kia quậy quá bị mẹ phạt đứng vào góc tường tới 5 phút và đứng rất nghiêm chỉnh mặc dù thút thít khóc, hê hê.

Xem tiếp
Dạo này bướng bỉnh lắm

Nói chung em có chính kiến của mình :D, chỉ làm những gì em thích. Bố mắng thì chạy sang mẹ, mẹ mắng chì chạy sang bố, bố mẹ cùng mắng thì chạy sang ông. Ông thì chả bao giờ mắng cả :(

Xem tiếp
Suri bị bệnh tay chân miệng

Hết tuần này chắc sẽ khỏi thôi.

Xem tiếp
Trang: 1 2 [3] 4 5 6